Friday, October 31, 2014
Ninh Thuận -Việt Nam
Ninh thuận nổi tiếng là vùng đất khô hạn nhất cả nước nhưng lại sở hữu những bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp ít người biết tới. Đến đây một lần bạn sẽ bị hấp dẫn bởi cảnh sắc tưởng chừng không có thật. Trên cung đường ven biển từ Phan Rang tới Nha Trang, không khó để bạn bắt gặp những bãi biển tuyệt đẹp. Đến với du lịch Ninh Thuận bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều vẻ đẹp tinh sảo của nhiều địa danh nổi tiếng như Tháp chăm, đồi cát Nam Cương, Biển Cà Ná, Ninh chữ, Vĩnh Hy… Ninh thuận mang vẻ đẹp trầm ngâm của miền cát trắng, của nắng và của gió. Đến với du lịch Ninh Thuận du khách có thể hòa mình vào những cơn sóng vỗ về của gió biển Cà Ná, Mũi Dinh, vịnh Vĩnh Hy, Ninh Chữ, chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của Tháp Po Klong Garai – một trong những di tích tồn tại lâu đời của vương quốc Chăm Pa, đồng thời đến thăm các làng dệt nổi tiếng của người Chăm Mỹ Nghiệp, thưởng thức những nghệ thuật điêu khắc ở làng gốm Bầu Trúc, thỏa sức tung bay cùng với vẻ đẹp lộng lẫy của đồi cát Nam Cương – luốn chuyển mình dẻo dai theo nhịp gió.
Ninh Thuận được xem là tỉnh có nhiều đồng bào Chăm sinh sống nhiều nhất cả nước. Vì vậy khi đến Ninh Thuận vào dịp lễ, Tết du khách có thể chiêm ngưỡng những phong tục tập quán của người Chăm nơi đây. Cùng hòa mình vào lễ hội Ramuwan của người chăm Bà Ni vào khoảng tháng 7 hằng năm và lễ hội Ka tê của người chăm Bà la môn. Đến xem lễ mở của Tháp của người người Chăm Bà la môn được tôn nghiêm và tráng lệ như thế nào. Tại các lễ hội du khách có thể xem những điệu múa Shiva bất hủ của vương quốc Chăm Pa và được đồng bào Chăm ngày nay tái hiện lại một cách uyển chuyển và nhịp nhàng, không những thế du khách còn có thể ngắm nhìn các cô gái Chăm đoan trang cùng với những chiếc áo dài kín đáo và đầy nữ tính thông qua điệu múa truyền thống về làng gốm hay sợi chỉ đủ màu, quý khách sẽ được nghe những tiếng đàn Kanhi, tiếng kèn Saranai, tiếng trống Paranưng và tiếng trống Ginăng rầm vang.
Một đặc điểm nữa thu hút khách du lịch đến Ninh thuận đó là chi phí du lịch Ninh Thuận giá khá bình dân. Người dân Ninh Thuận thân thiện và rất quý khách, vì vậy khi đến du lịch Ninh Thuận bạn sẽ không cần lo lắng đến việc sẽ bị “chém” giá đắt đỏ.Đọc thêm
Đà Lạt, thành phố của những mộng mơ
Thành phố vùng cao nguyên không chỉ hấp dẫn du khách ở cảnh quan tươi đẹp mà còn ở khí hậu quanh năm dễ chịu. Đà Lạt là thành phố du lịch thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đây là nơi có lịch sử khá lâu đời. Năm 1893, khu vực này được tìm ra bởi bác sỹ Alexand Yersin, trong nửa đầu thế kỷ 20, người Pháp đã biến nơi đây thành một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn, trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó. Du khách đến Đà Lạt ngày nay đều có nhận thấy được nét cũ còn lại trên những công trình như Nhà ga xe lửa, trường nữ tu Counvent Des Oiseaux... Tuy nhiên nét hấp dẫn của thành phố này không chỉ ở những kiến trúc cổ. Vì nằm trên cao nguyên Lâm Viên có độ cao 1.500 m so với mặt nước biển nên thành phố luôn có khí hậu ôn hòa và dịu mát, chính nhờ sự thuận lợi đó mà nơi đây còn được mệnh danh là thiên đường của các loại hoa, các loại rau quả tươi bốn mùa và những khu rừng thông xanh mát. Bạn có thể tham quan những vườn rau hay hoa của nông dân, mua một chút về làm quà cho gia đình và bè bạn......hay tìm tới những khu rừng thông mát mẻ để nghỉ chân. Những khu rừng này không chỉ làm thanh sạch bầu không khí của thành phố mà còn tăng thêm phần sinh động và hấp dẫn cho các cảnh quan thiên nhiên. Ngoài ra, Đà Lạt còn sở hữu một số địa điểm thu hút khách như núi Langbiang, khu thiền viện Trúc Lâm, hồ Tuyền Lâm... hay ngồi làng Cù Lần yên bình nổi tiếng. Chính vì những điểm đến hấp dẫn cùng khí hậu dịu mát như vậy mà nơi đây còn được gọi là xứ sở mộng mơ hay thiên đường hoa. Mùa mưa ở Đà Lạt bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Chính vì vậy bạn nên lưu ý khi du lịch nếu không muốn ngồi trong phòng cả ngày.Đọc thêm
Monday, September 8, 2014
Hà Nội mùa cốm gọi thu
Hương cốm non mang sắc vị Hà Nội mùa thu, để bất cứ ai khi đi xa cũng nhớ về một Hà Nội mùa thu cốm. Hà Nội ngày nay dẫu nhộn nhịp ồn ã, vẫn còn đó màu thướt tha của những cánh đồng lúa ngoại ô.
Cốm là vật phẩm tiến vua từ xa xưa còn truyền mãi tới bây giờ. Cốm Hà Nội nổi tiếng hơn cả là cốm làng Vòng, nay thuộc phường Dịch Vọng, Cầu Giấy. Nhiều công đoạn làm cốm xưa vẫn còn được giữ tới ngày hôm nay. Hạt lúa nếp gặt về được lựa kĩ càng, tách ra khỏi rơm. Mùa làm cốm thu đến, hầu hết các lứa tuổi từ trẻ già, đàn bà đàn ông đều có vai trò riêng, tham gia một công đoạn tạo ra hạt cốm phù hợp với mình.
Dẫu nhịp sống hiện đại đưa nhiều thiết bị cơ khí hóa giúp rút ngắn thời gian chế biến nhưng hầu hết các công đoạn làm cốm vẫn được tiến hành thủ công, cầu kỳ. Từ rửa thóc, loại thóc lép, lấy hạt mẩy tới rang cốm, điều lửa, nhuộm màu đều đòi hỏi kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của người thực hiện. Rang quá lửa thì cốm già cốm hỏng, thiếu chút nhiệt cốm lại chẳng đủ dẻo thơm. Kinh nghiệm ấy phải được tích lũy từng chút một mới có được hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo và càng thơm.
Mùa cốm kéo dài khoảng ba tháng, từ đầu tháng 7 âm lịch. Mỗi mùa cốm về, cả làng Vòng lại xôn xao tiếng khua rang, thậm thịch từng nhịp chày giã cốm. Cốm rang xong đưa vào cối giã ngay khi còn nóng ấm. Phải giã tới bảy tám lần mới loại được hết vỏ trấu. Nhà nào dùng máy xát cũng cần không dưới hai mươi lần vỏ trấu mới rời khỏi hạt cốm. Như vậy còn chưa xong, phải trải qua mấy bận giần sàng nữa thì phải cân cốm thô mới ra đời.
Ấy rồi qua một đêm, người thợ làm cốm sàng sảy giã thêm cho dẹt hạt cốm rồi dùng nước lá lúa non nhuộm xanh cho hạt cốm. Khi đó, cái thứ màu xanh cốm nao lòng nhiều người mới xuất hiện. Từ hạt thóc nếp, người làng Vòng đã làm ra hạt cốm mộc có mùi thơm đặc trưng của hương lúa. Cốm ngon phải từ thóc tốt. Cốm làm được quanh năm nhưng chỉ cốm thu là thơm ngon hơn cả. Có lẽ cũng bởi cốm được gói trong lá sen, loại lá ấy chỉ mướt mát nhất vào độ thu. Sau lớp lá ráy giúp cốm tươi lâu, lá sen tạo vị thanh cao cho cốm. Hương lúa nếp và hương sen muộn đượm trên tay, hiền hòa, thơm thảo. Cái tinh túy dịu dàng đẹp đẽ của hương sen trong chất thu đã thấm cả vào từng hạt vàng xanh thơm lựng ấy, khiến cốm thu mềm mại, ngây ngất, dư vị thích thú đê mê.
Hạt cốm bùi thơm là niềm nhung nhớ của những người con xa Hà Nội. Từ hạt cốm, người ta chế biến thành chè cốm, xôi cốm và bánh cốm, cũng là những món ăn không kém phần thi vị. Chè cốm đựng trong các bát sức trắng nhỏ nhắn, thanh tao chẳng kém chứ chè sen mùa hè. Chè nấu loãng bằng đường trắng và bột lọc trong suốt, thấp thoáng những hạt cốm xanh, thoảng mùi nếp và tinh dầu hoa bưởi, quyến rũ đến lạ lùng. Còn chiếc bánh cốm ngọt ngào, dẻo thơm hương cốm từ lâu đã trở thành sản phẩm không thể thiếu trong mâm đồ lễ ăn hỏi của người Hà Nội.
Hương vị độc đáo của các làng cốm đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho nét tài hoa ẩm thực đất kinh thành. Trong làn heo may, trong tiết hanh hao dịu dàng, đâu đó lại có người nhắc nhớ về một Hà Nội mùa thu cốm.
Huyền Đỗ
Cốm là vật phẩm tiến vua từ xa xưa còn truyền mãi tới bây giờ. Cốm Hà Nội nổi tiếng hơn cả là cốm làng Vòng, nay thuộc phường Dịch Vọng, Cầu Giấy. Nhiều công đoạn làm cốm xưa vẫn còn được giữ tới ngày hôm nay. Hạt lúa nếp gặt về được lựa kĩ càng, tách ra khỏi rơm. Mùa làm cốm thu đến, hầu hết các lứa tuổi từ trẻ già, đàn bà đàn ông đều có vai trò riêng, tham gia một công đoạn tạo ra hạt cốm phù hợp với mình.
Dẫu nhịp sống hiện đại đưa nhiều thiết bị cơ khí hóa giúp rút ngắn thời gian chế biến nhưng hầu hết các công đoạn làm cốm vẫn được tiến hành thủ công, cầu kỳ. Từ rửa thóc, loại thóc lép, lấy hạt mẩy tới rang cốm, điều lửa, nhuộm màu đều đòi hỏi kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của người thực hiện. Rang quá lửa thì cốm già cốm hỏng, thiếu chút nhiệt cốm lại chẳng đủ dẻo thơm. Kinh nghiệm ấy phải được tích lũy từng chút một mới có được hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo và càng thơm.
Mùa cốm kéo dài khoảng ba tháng, từ đầu tháng 7 âm lịch. Mỗi mùa cốm về, cả làng Vòng lại xôn xao tiếng khua rang, thậm thịch từng nhịp chày giã cốm. Cốm rang xong đưa vào cối giã ngay khi còn nóng ấm. Phải giã tới bảy tám lần mới loại được hết vỏ trấu. Nhà nào dùng máy xát cũng cần không dưới hai mươi lần vỏ trấu mới rời khỏi hạt cốm. Như vậy còn chưa xong, phải trải qua mấy bận giần sàng nữa thì phải cân cốm thô mới ra đời.
Ấy rồi qua một đêm, người thợ làm cốm sàng sảy giã thêm cho dẹt hạt cốm rồi dùng nước lá lúa non nhuộm xanh cho hạt cốm. Khi đó, cái thứ màu xanh cốm nao lòng nhiều người mới xuất hiện. Từ hạt thóc nếp, người làng Vòng đã làm ra hạt cốm mộc có mùi thơm đặc trưng của hương lúa. Cốm ngon phải từ thóc tốt. Cốm làm được quanh năm nhưng chỉ cốm thu là thơm ngon hơn cả. Có lẽ cũng bởi cốm được gói trong lá sen, loại lá ấy chỉ mướt mát nhất vào độ thu. Sau lớp lá ráy giúp cốm tươi lâu, lá sen tạo vị thanh cao cho cốm. Hương lúa nếp và hương sen muộn đượm trên tay, hiền hòa, thơm thảo. Cái tinh túy dịu dàng đẹp đẽ của hương sen trong chất thu đã thấm cả vào từng hạt vàng xanh thơm lựng ấy, khiến cốm thu mềm mại, ngây ngất, dư vị thích thú đê mê.
Hạt cốm bùi thơm là niềm nhung nhớ của những người con xa Hà Nội. Từ hạt cốm, người ta chế biến thành chè cốm, xôi cốm và bánh cốm, cũng là những món ăn không kém phần thi vị. Chè cốm đựng trong các bát sức trắng nhỏ nhắn, thanh tao chẳng kém chứ chè sen mùa hè. Chè nấu loãng bằng đường trắng và bột lọc trong suốt, thấp thoáng những hạt cốm xanh, thoảng mùi nếp và tinh dầu hoa bưởi, quyến rũ đến lạ lùng. Còn chiếc bánh cốm ngọt ngào, dẻo thơm hương cốm từ lâu đã trở thành sản phẩm không thể thiếu trong mâm đồ lễ ăn hỏi của người Hà Nội.
Hương vị độc đáo của các làng cốm đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho nét tài hoa ẩm thực đất kinh thành. Trong làn heo may, trong tiết hanh hao dịu dàng, đâu đó lại có người nhắc nhớ về một Hà Nội mùa thu cốm.
Huyền Đỗ
Sunday, August 31, 2014
Thăm làng chài đẹp nhất thế giới ở vịnh Hạ Long
Nếu như vịnh Hạ Long là khu vườn của những lâu đài tạo hóa giữa trần gian, thì làng chài Cửa Vạn thực sự là một kỳ quan độc đáo của những ngư dân.
Làng chài Cửa Vạn - điểm du lịch Hạ Long cực hấp dẫn đã được website du lịch Journeyetc.com đưa vào danh sách 16 ngôi làng cổ đẹp nhất thế giới (năm 2012). Tiêu chí để chọn ra những ngôi làng xuất hiện trong danh sách này là chúng phải cổ kính, có vẻ đẹp duyên dáng, và lưu giữ được nền văn hoá truyền thống đặc trưng. Journeyetc.com đã chọn Cửa Vạn bởi nơi đây hội tụ cả ba yếu tố quan trọng nhất này.
Với chủ trương nhằm trả lại cảnh quan và môi trường cho di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, tháng 6/2014, UBND TP. Hạ Long đã di dời ngư dân các làng chài lên bờ. Làng chài Cửa Vạn vẫn được giữ gìn, bảo tồn phục vụ du lịch, gồm 12 nhà bè (lớp học, nhà văn hoá và một số nhà bè còn mới, đủ tiêu chuẩn của ngư dân).
Những hình ảnh và thông tin về Cửa Vạn của “ngày hôm qua” thật thanh bình và tràn đầy sức sống…
Tại làng chài nổi Cửa Vạn, có hơn 300 hộ dân đang sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới. Các hộ dân tại đây dựng các nhà bè nằm men theo rìa các đảo đá.
Làng chài nằm cách xa bờ có khi hàng chục km bên những vách núi như những thung lũng trên biển. Ở đó, những ngôi nhà bè nằm liền kề nhau, nhỏ nhắn, xinh xắn. Không tiếng còi xe náo nhiệt như trên bờ, chỉ có tiếng ngư phủ í ới gọi nhau hỏi thăm nhau, tiếng dầm gõ mạn thuyền đuổi cá sau núi vọng lại.
Các thế hệ người làng chài cả đời sinh sống trên thuyền và gắn bó với biển. Họ coi con thuyền là nhà, biển là quê hương, gắn bó với Vịnh Hạ Long cả về tâm hồn và thể xác. Trẻ con ngay từ 4 – 5 tuổi đã biết cầm mái chèo tập bơi. Chính điều này đã làm cho nhiều khách du lịch Hạ Long thấy rất thú vị
Trong những gia đình ngư dân trên vịnh Hạ Long, tất cả mọi thành viên đều ra khơi. Trẻ nhỏ mắc mồi thả câu, lớn hơn một chút chèo mui, kéo lưới. Trưởng thành, lấy vợ lấy chồng thì sẽ vừa chèo vừa giăng lưới, thả câu vừa dạy bảo con em đánh bắt tôm cá…
Những điều kiện ấy khiến người dân chài sống quần tụ với nhau và gắn bó với biển. Mọi hoạt động làm ăn, sinh sống, sinh hoạt văn hoá tinh thần cả cuộc đời họ, từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay đều diễn ra trên môi trường sông nước.
Theo Zing/Báo du lịch
Làng chài Cửa Vạn - điểm du lịch Hạ Long cực hấp dẫn đã được website du lịch Journeyetc.com đưa vào danh sách 16 ngôi làng cổ đẹp nhất thế giới (năm 2012). Tiêu chí để chọn ra những ngôi làng xuất hiện trong danh sách này là chúng phải cổ kính, có vẻ đẹp duyên dáng, và lưu giữ được nền văn hoá truyền thống đặc trưng. Journeyetc.com đã chọn Cửa Vạn bởi nơi đây hội tụ cả ba yếu tố quan trọng nhất này.
Với chủ trương nhằm trả lại cảnh quan và môi trường cho di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, tháng 6/2014, UBND TP. Hạ Long đã di dời ngư dân các làng chài lên bờ. Làng chài Cửa Vạn vẫn được giữ gìn, bảo tồn phục vụ du lịch, gồm 12 nhà bè (lớp học, nhà văn hoá và một số nhà bè còn mới, đủ tiêu chuẩn của ngư dân).
Những hình ảnh và thông tin về Cửa Vạn của “ngày hôm qua” thật thanh bình và tràn đầy sức sống…
Tại làng chài nổi Cửa Vạn, có hơn 300 hộ dân đang sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới. Các hộ dân tại đây dựng các nhà bè nằm men theo rìa các đảo đá.
Làng chài nằm cách xa bờ có khi hàng chục km bên những vách núi như những thung lũng trên biển. Ở đó, những ngôi nhà bè nằm liền kề nhau, nhỏ nhắn, xinh xắn. Không tiếng còi xe náo nhiệt như trên bờ, chỉ có tiếng ngư phủ í ới gọi nhau hỏi thăm nhau, tiếng dầm gõ mạn thuyền đuổi cá sau núi vọng lại.
Các thế hệ người làng chài cả đời sinh sống trên thuyền và gắn bó với biển. Họ coi con thuyền là nhà, biển là quê hương, gắn bó với Vịnh Hạ Long cả về tâm hồn và thể xác. Trẻ con ngay từ 4 – 5 tuổi đã biết cầm mái chèo tập bơi. Chính điều này đã làm cho nhiều khách du lịch Hạ Long thấy rất thú vị
Trong những gia đình ngư dân trên vịnh Hạ Long, tất cả mọi thành viên đều ra khơi. Trẻ nhỏ mắc mồi thả câu, lớn hơn một chút chèo mui, kéo lưới. Trưởng thành, lấy vợ lấy chồng thì sẽ vừa chèo vừa giăng lưới, thả câu vừa dạy bảo con em đánh bắt tôm cá…
Những điều kiện ấy khiến người dân chài sống quần tụ với nhau và gắn bó với biển. Mọi hoạt động làm ăn, sinh sống, sinh hoạt văn hoá tinh thần cả cuộc đời họ, từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay đều diễn ra trên môi trường sông nước.
Theo Zing/Báo du lịch
Bình dị vẻ đẹp Hội An
Hội An là một trong những điểm du lịch bạn nên ghé thăm, nơi này hứa hẹn sẽ mang lại cho các bạn nhiều cảm xúc mới lạ.
Đến Hội An những ngày đầu tháng 8 để cảm nhận vẻ đẹp dịu dàng phố cổ trong ánh nắng vàng dịu nhẹ và nhịp sống bình yên dưới những nếp nhà cổ kính. Mặc dù mùa mưa ở Hội An bắt đầu từ tháng 8 nhưng đây vẫn là thời điểm lý tưởng để bạn chiêm ngưỡng ánh nắng vàng như rót mật trên khắp cả ngả đường.
Màu nắng hòa cùng màu tường vôi cũ kỹ khiến không gian càng thêm rực rỡ và quyến rũ. Hội An là địa điểm vẫn giữ được vẻ xưa cũ từ những ngôi nhà trường tồn theo thời gian.
Khác với nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác, Hội An không quá đông đúc và xô bồ mà thu hút bởi vẻ đẹp thâm trầm, cổ kính. Đến với Hội An, bạn sẽ cảm thấy mình như lạc vào không gian của đất nước ta từ rất nhiều năm về trước. Hội An bình yên, nhịp sống nhẹ nhàng đến lạ.
Dạo bước trên các con phố ở đây, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những vòng quay xe đạp chầm chậm lăn đều, nhẹ nhàng như cuộc sống thường ngày nơi đây.
Gánh hàng rong trên phố Hội trong ánh nắng sớm mai làm cuộc sống như nhiều màu sắc hơn, ấm áp hơn.
Lướt qua những con phố tĩnh mịch, ngập tràn nắng, bạn sẽ thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng hơn.
Những mái nhà trong phố cổ ngập tràn nắng làm không gian nơi đây bình yên hơn.
Yến Trần
Đến Hội An những ngày đầu tháng 8 để cảm nhận vẻ đẹp dịu dàng phố cổ trong ánh nắng vàng dịu nhẹ và nhịp sống bình yên dưới những nếp nhà cổ kính. Mặc dù mùa mưa ở Hội An bắt đầu từ tháng 8 nhưng đây vẫn là thời điểm lý tưởng để bạn chiêm ngưỡng ánh nắng vàng như rót mật trên khắp cả ngả đường.
Màu nắng hòa cùng màu tường vôi cũ kỹ khiến không gian càng thêm rực rỡ và quyến rũ. Hội An là địa điểm vẫn giữ được vẻ xưa cũ từ những ngôi nhà trường tồn theo thời gian.
Khác với nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác, Hội An không quá đông đúc và xô bồ mà thu hút bởi vẻ đẹp thâm trầm, cổ kính. Đến với Hội An, bạn sẽ cảm thấy mình như lạc vào không gian của đất nước ta từ rất nhiều năm về trước. Hội An bình yên, nhịp sống nhẹ nhàng đến lạ.
Dạo bước trên các con phố ở đây, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những vòng quay xe đạp chầm chậm lăn đều, nhẹ nhàng như cuộc sống thường ngày nơi đây.
Gánh hàng rong trên phố Hội trong ánh nắng sớm mai làm cuộc sống như nhiều màu sắc hơn, ấm áp hơn.
Lướt qua những con phố tĩnh mịch, ngập tràn nắng, bạn sẽ thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng hơn.
Những mái nhà trong phố cổ ngập tràn nắng làm không gian nơi đây bình yên hơn.
Yến Trần
Sunday, August 17, 2014
Thăm nương chè bạt ngàn Mộc Châu
Không gian thoáng đãng trên thảo nguyên cao khiến khí hậu Mộc Châu quanh năm trong lành mát mẻ với cỏ cây xanh tốt. Những nương chè đang mùa vụ đâm chồi nảy lộc với màu xanh miên man, mát mắt trải dài khắp đồi núi.
Sáng sớm, sương mù đặc quánh giăng khắp lối, che kín cả mặt trời chói chang. Bạn có thể lạc lối trong những con ngõ nhỏ giữa đồi chè miên man, trải dài như bất tận.
Chè ở đây được trồng khắp nơi, xen lẫn với những ngôi nhà bé xinh. Đâu đó với những hàng hoa tầm xuân, hoa giấy đang nở rộ trong mờ ảo sương khiến khung cảnh trở nên mơ màng. Những màn sương sớm giăng đầy nương chè, tạo một khung cảnh mờ ảo..
Được gặp gỡ người dân, được chào nói với những nụ cười rồi chỉ đường lên cao sẽ khiến bạn càng thấy vui vẻ hơn. Nếu biết các bạn là du khách từ xa, có thể các bạn sẽ có “hướng dẫn viên” miễn phí giới thiệu về khí hậu quanh năm mát mẻ nơi đây. Biết đâu bạn lại ước có một ngôi nhà nơi đây, bên hàng hoa tầm xuân và giữa những nương chè như thế này để bình yên mỗi ngày.
Những người công nhân cần mẫn hái những búp chè non, tươi ướt dưới màn sương đặc quánh. Phía trên đỉnh đầu, mặt trời đã lên cao lắm rồi nhưng vẫn chỉ là le lói qua màn sương trắng đục mờ ảo. Họ cần mẫn làm việc, nhưng vẫn tươi cười khi tôi xin phép chụp hình. Những tiếng cười giòn tan, phá tan không khí tĩnh mịch buổi sớm mai. Nắng lên cao và rồi màn sương cũng dần tan biến, không khí trong lành khiến tầm nhìn thoáng đãng. Chọn một góc cao trên đồi chè, phóng tầm mắt ra xa tôi đã thấy nương chè như tấm thảm xanh miên man đang được tô dệt bởi những người công nhân cần mẫn.
Chè ở đây được trồng rộng khắp, ngoài những nương chè ngay thị trấn nông trường Mộc Châu thì khu vực Tân Lập cũng nổi tiếng với đồi chè Ô Long. Mất chừng 10km di chuyển bằng xe máy, tôi đến với những đồi chè Ô Long. Mùa này, hoa lá đều đã sang mùa, hoa dại cũng chỉ còn những thảm hoa ngũ sắc tim tím nằm nép bên những nương chè mướt mắt.
Lạc bước trong thung lũng Tân Lập, bạn sẽ ngỡ ngàng bởi những đồi chè
Bạn sẽ có thể gặp những đứa trẻ của vùng đất này. Chúng hồn nhiên và thân thiện nên rất dễ bắt chuyện làm quen. Các bé là người Mông nhà ở gần đây nên hay tung tăng dạo chơi quanh các nương chè. Tôi cũng phát hiện ra những bể nước lớn, là nước để tưới cho những nương chè xanh tốt. Ngoài việc đó, chúng còn được dùng để làm “bể bơi” cho lũ trẻ vào mùa này.Khung cảnh cuối chiều thanh bình trên những nương chè tuyệt đẹp, sẽ khiến bạn rời xa mà nhớ khôn nguôi.
Yến Trần
Sáng sớm, sương mù đặc quánh giăng khắp lối, che kín cả mặt trời chói chang. Bạn có thể lạc lối trong những con ngõ nhỏ giữa đồi chè miên man, trải dài như bất tận.
Chè ở đây được trồng khắp nơi, xen lẫn với những ngôi nhà bé xinh. Đâu đó với những hàng hoa tầm xuân, hoa giấy đang nở rộ trong mờ ảo sương khiến khung cảnh trở nên mơ màng. Những màn sương sớm giăng đầy nương chè, tạo một khung cảnh mờ ảo..
Được gặp gỡ người dân, được chào nói với những nụ cười rồi chỉ đường lên cao sẽ khiến bạn càng thấy vui vẻ hơn. Nếu biết các bạn là du khách từ xa, có thể các bạn sẽ có “hướng dẫn viên” miễn phí giới thiệu về khí hậu quanh năm mát mẻ nơi đây. Biết đâu bạn lại ước có một ngôi nhà nơi đây, bên hàng hoa tầm xuân và giữa những nương chè như thế này để bình yên mỗi ngày.
Những người công nhân cần mẫn hái những búp chè non, tươi ướt dưới màn sương đặc quánh. Phía trên đỉnh đầu, mặt trời đã lên cao lắm rồi nhưng vẫn chỉ là le lói qua màn sương trắng đục mờ ảo. Họ cần mẫn làm việc, nhưng vẫn tươi cười khi tôi xin phép chụp hình. Những tiếng cười giòn tan, phá tan không khí tĩnh mịch buổi sớm mai. Nắng lên cao và rồi màn sương cũng dần tan biến, không khí trong lành khiến tầm nhìn thoáng đãng. Chọn một góc cao trên đồi chè, phóng tầm mắt ra xa tôi đã thấy nương chè như tấm thảm xanh miên man đang được tô dệt bởi những người công nhân cần mẫn.
Chè ở đây được trồng rộng khắp, ngoài những nương chè ngay thị trấn nông trường Mộc Châu thì khu vực Tân Lập cũng nổi tiếng với đồi chè Ô Long. Mất chừng 10km di chuyển bằng xe máy, tôi đến với những đồi chè Ô Long. Mùa này, hoa lá đều đã sang mùa, hoa dại cũng chỉ còn những thảm hoa ngũ sắc tim tím nằm nép bên những nương chè mướt mắt.
Lạc bước trong thung lũng Tân Lập, bạn sẽ ngỡ ngàng bởi những đồi chè
Bạn sẽ có thể gặp những đứa trẻ của vùng đất này. Chúng hồn nhiên và thân thiện nên rất dễ bắt chuyện làm quen. Các bé là người Mông nhà ở gần đây nên hay tung tăng dạo chơi quanh các nương chè. Tôi cũng phát hiện ra những bể nước lớn, là nước để tưới cho những nương chè xanh tốt. Ngoài việc đó, chúng còn được dùng để làm “bể bơi” cho lũ trẻ vào mùa này.Khung cảnh cuối chiều thanh bình trên những nương chè tuyệt đẹp, sẽ khiến bạn rời xa mà nhớ khôn nguôi.
Yến Trần
Subscribe to:
Posts (Atom)